PHÂN TÍCH HOẠT CHẤT SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA CỦA DỊCH TRÍCH CÂY DÂY CÓC (Tinospora crispa Miers)

Các tác giả

  • Nguyễn Phạm Tuấn
  • Bằng Hồng Lam
  • Nguyễn Thị Bảo Trân
  • Nguyễn Phạm Tú

Từ khóa:

dây cóc, flavonoid, kháng oxy hóa, phenolic, polysaccharide

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích hợp chất có hoạt tính sinh học và khả năng kháng oxy hóa của cao chiết thân cây dây cóc. Kết quả nghiên cứu là tiền đề cho quá trình sản xuất các sản phẩm có khả năng hỗ trợ và điều trị bệnh. Cao chiết thân cây dây cóc được thực hiện theo phương pháp ngâm dầm với các dung môi (nước, ethanol 80o, methanol) và kết hợp với sóng siêu âm. Khả năng kháng oxy hóa được tiến hành bằng phương pháp DPPH và hàm lượng phenolic, flavonoid, polysaccharide, tannin được xác định bằng phương pháp quang phổ. Kết quả cho thấy, độ ẩm của thân cây dây cóc đạt 61,09% và hiệu suất trích cao của thân cây dây cóc trong
khoảng 3,69% – 6,95%. Cao chiết của thân cây dây cóc có sự hiện diện của các hợp chất sinh học như alkaloid, saponin, flavonoid, steroid, tannin và phenol. Hàm lượng phenolic, flavonoid, polysaccharide và tannin của thân cây dây cóc lần lượt là 318,91 mg gallic acid/g, 36,71 mg quercetin/g cao khô, 10,38 mg GE/g cao khô và 38,42 mg tannic acid/g cao khô. Cao chiết thân cây dây cóc có khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH với giá trị IC50 của nước, ethanol 80o, methanol lần lượt là 113,69 mg/mg, 89,12
mg/mg, 62,19 mg/mg. Nghiên cứu này cho thấy, thân cây dây cóc chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học và có khả năng kháng oxy hóa. Đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho các nghiên cứu và ứng dụng.

Tải xuống

Đã Xuất bản

28-Tháng mười hai-2020

Cách trích dẫn

1.
Nguyen PT, Bang HL, Nguyen TBT, Nguyen PT. PHÂN TÍCH HOẠT CHẤT SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA CỦA DỊCH TRÍCH CÂY DÂY CÓC (Tinospora crispa Miers). tvujs [Internet]. 28 Tháng Chạp 2020 [cited 23 Tháng Giêng 2025];1(40):58-69. Available at: https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/42