ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ MỨC ĐỘ PHONG PHÚ (CPUE) CÁ TRÊ VÀNG (Clarias macrocephalus Gunther, 1864) TẠI KHU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC HÒA AN, HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Các tác giả

  • Lê Thị Phương Mai Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam
  • Châu Quốc Mộng Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.35382/tvujs.14.6.2024.219

Từ khóa:

Cá trê vàng (Clarias macrocephalus), chỉ số đa dạng sinh học, mức độ phong phú (CPUE).

Tóm tắt

Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học và mức độ phong phú (CPUE) cá trê vàng (Clarias macrocephalus) tại khu bảo tồn đa dạng sinh
học Hoà An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang được thực hiện từ tháng 8/2023 đến tháng 7/2024. Nghiên cứu nhằm (i) khảo sát số lượng các loài cá, (ii) đánh giá một số chỉ số đa dạng sinh học cá, và (iii) xác định mức độ phong phú (CPUE) nguồn lợi cá trê vàng. Phương pháp thu mẫu bằng dớn định kì mỗi tháng và phương pháp đánh dấu cá để xác định mức độ phong phú nguồn lợi
cá trê vàng. Kết quả ghi nhận được 10 loài cá trong khu bảo tồn. Chỉ số đa dạng cá tại khu bảo tồn khá thấp: chỉ số phong phú loài Margalef d 0,81–1,94, chỉ số Simpson 0,245–0,676, chỉ số đa dạng loài H’ 0,288–0,675 và chỉ số đồng đều J’ 0,341–0,868. Trữ lượng quần đàn dao động 101–808 cá thể, tháng 5 cao nhất và thấp nhất ở tháng 3. Mức độ phong phú CPUEn,w ở mùa khô thấp hơn mùa mưa, CPUEn dao động 1,49–14,88 cá thể/1.000 m2 và CPUEw 47,1–1.160 g/1.000 m2. Nghiên cứu ghi nhận có sự xuất hiện của cá
con, kết quả này chứng tỏ cá trê đã sinh sản tự nhiên trong khu bảo tồn.

Tải xuống

Đã Xuất bản

21-Tháng năm-2024

Cách trích dẫn

1.
Lê Thị Phương Mai, Châu Quốc Mộng. ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ MỨC ĐỘ PHONG PHÚ (CPUE) CÁ TRÊ VÀNG (Clarias macrocephalus Gunther, 1864) TẠI KHU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC HÒA AN, HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG. tvujs [Internet]. 21 Tháng Năm 2024 [cited 24 Tháng Mười-Một 2024];14(6). Available at: https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/219