ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC VÀ KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH Ở CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM TRONG TIỂU VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU

Các tác giả

  • Nguyễn Hữu Thanh
  • Nguyễn Phú Thọ
  • Nguyễn Thị Thúy Hằng

Từ khóa:

chế phẩm sinh học, bệnh trên tôm, sản xuất nuôi tôm, Vibrio sp

Tóm tắt

Để làm căn cứ áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, tổ chức lại sản xuất nuôi tôm theo hướng bền vững, có giá trị kinh tế cao cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực trạng con giống, phương thức thả nuôi, việc kiểm soát quan trắc môi trường, dịch bệnh Vibrio sp. và việc sử dụng chế phẩm sinh học của các hộ nuôi tôm trên địa bàn vùng bán đảo Cà
Mau. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 200 hộ nuôi tôm và 20 cán bộ chuyên trách về thủy sản tại các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang. Kết quả cho thấy, giống tôm được chọn nuôi chủ yếu đến từ các tỉnh miền Trung và Tây Nam Bộ. Bốn hình thức nuôi phổ biến là thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến và tôm – lúa. Mô hình nuôi thâm canh có tỉ lệ xét nghiệm mầm bệnh tôm giống (74%) và tỉ lệ xét nghiệm Vibrio sp.(57%) cao nhất. 100% các hộ nuôi tôm theo mô hình thâm canh và bán thâm canh có sử dụng chế phẩm sinh học. Tỉ lệ sử dụng chế phẩm sinh học ở mô hình quảng canh cải tiến và tôm – lúa còn thấp, chỉ đạt khoảng 60% và
40%. Các kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng, các hộ nuôi tôm theo mô hình thâm canh và bán thâm canh quan tâm nhiều hơn tới
việc sử dụng chế phẩm sinh học cũng như kiểm tra phòng ngừa dịch bệnh trên tôm.

Tải xuống

Đã Xuất bản

28-Tháng mười hai-2020

Cách trích dẫn

1.
Nguyen HC, Nguyen PT, Nguyen TTH. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC VÀ KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH Ở CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM TRONG TIỂU VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU. tvujs [Internet]. 28 Tháng Chạp 2020 [cited 23 Tháng Giêng 2025];1(40):180-8. Available at: https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/54