TÂM THỨC DÂN GIAN VỀ NHÂN QUẢ – NGHIỆP BÁO TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẠCH SANH

Các tác giả

  • Nguyễn Minh Tâm

Từ khóa:

motif, nhân quả, nghiệp báo, tâm thức dân gian, truyện Thạch Sanh

Tóm tắt

Bài viết thông qua xem xét truyện cổ tích Thạch Sanh để tìm hiểu cơ sở hình thành cùng các biểu hiện của tâm thức dân gian người Việt về nhân quả (hetu-phala) – nghiệp báo (karma-vipaka). Lí thuyết motif được vận dụng để so sánh truyện Thạch Sanh với một số truyện dân gian khác chứa cùng motif của cả trong và ngoài nước. Qua đó, bài viết đã phát hiện nơi tâm thức dân gian Việt Nam về nhân quả – nghiệp báo; đồng thời, chứa đựng cả những yếu tố tương đồng với các nền văn hoá khác, những sáng tạo rất đặc thù của con người Việt Nam, mà trong đó sự tiếp biến triết lí về nghiệp và nhân quả của nhà Phật là một nét độc đáo. Tâm thức dân gian về
nhân quả – nghiệp báo của người Việt do đó là kết tinh hài hoà những yếu tố nội sinh và ngoại nhập, phản ánh tính mở của nền văn hoá và khả năng tiếp biến sáng tạo của dân tộc.

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-Tháng mười hai-2020

Cách trích dẫn

1.
Nguyen MT. TÂM THỨC DÂN GIAN VỀ NHÂN QUẢ – NGHIỆP BÁO TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẠCH SANH. tvujs [Internet]. 25 Tháng Chạp 2020 [cited 2 Tháng Năm 2024];1(41):58-67. Available at: https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/31