PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PROBIOTIC CÁC CHỦNG Bacillus subtilis TẠI CÁC TỈNH, THÀNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
DOI:
https://doi.org/10.35382/tvujs.14.5.2024.196Từ khóa:
Bacillus subtilis, phân lập, probiotic, ruột gàTóm tắt
ISOLATION AND EVALUATION OF POTENTIAL PROBIOTIC OF Bacillus subtilis IN THE MEKONG DELTA PROVINCES, VIETNAM
Tóm tắt: Thu thập 60 mẫu ruột gà từ các trại gà ở thành phố Cần Thơ, tỉnh Trà Vinh, và tỉnh An Giang, nghiên cứu ghi nhận được 22 chủng có khả năng là vi khuẩn Bacillus spp. với các đặc điểm như vi khuẩn hình que, khuẩn lạc trắng đục, tròn lồi, và là vi khuẩn gram dương. Các chủng vi khuẩn được tìm thấy (22 chủng) tiếp tục được khảo sát về khả năng di động và xin bào tử. Kết quả lựa chọn được 5/22 chủng để tiến hành chạy PCR và giải trình tự gen. Các vi khuẩn nghi ngờ được xác định bằng kĩ thuật giải mã trình tự gen 16S rRNA. Hai khuẩn tìm được là Bacillus subtilis, đặc tính probiotic của hai chủng TV12 và AG10 được khảo sát các đặc điểm bao gồm: khả năng bám dính, sức chịu đựng được trong môi trường pH và muối mật của hệ tiêu hoá, mức độ tự bám dính. Tại pH 2 và 3, hai vi khuẩn có tỉ lệ sống khá cao là 56,07% (TV12), 55,06% (AG10) và duy trì tỉ lệ sống trong suốt 180 phút khảo sát ở nồng độ muối mật 0,3%. Về mức độ tự bám dính, khả năng liên kết của hai chủng tăng gấp đôi sau 5 giờ thử thách ở nhiệt độ tiêu chuẩn.
Abstract: The study was conducted on 60 chicken intestine samples collected from chicken farms in Can Tho City, Tra Vinh Province, and An Giang Province. The results obtained a total of 22 potential Bacillus spp. with cultural characteristics such as circular colonies, fuzzy white, round, rod-shaped bacteria, and gram-positive. These bacterial strains (22 strains) were further examined for motility and spore formation capabilities. Five out of the 22 strains were selected for PCR and gene sequencing. Suspected bacteria were identified using 16S rRNA gene sequencing. After collecting the Bacillus subtilis, the probiotic properties of the two strains TV12 and AG10 were evaluated with criteria including the tolerance of acid bile salts (pH and bile salts), and aggregation ability. The study recorded that the two bacterial strains had quite high survival rates of 56.07% (TV12) and 55.06% (AG10), respectively at pH 2 and 3, and maintained survival rates during 180 minutes at 0.3% bile salt concentration. Regarding aggregation ability and high temperature doubled after 5 hours of incubation at standard temperature.