SO SÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA BỘT LÁ KEO DẬU (Leucaena leucocephala (Lam.) De Wit.) THAY THẾ CHO BỘT CÁ TRONG THỨC ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG, HOẠT TÍNH ENZYM TIÊU HÓA VÀ ĐỘ TIÊU HÓA THỨC ĂN CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei)

Các tác giả

  • Phuong Lan Tran Thi

DOI:

https://doi.org/10.35382/tvujs.13.7.2023.181

Từ khóa:

enzyme tiêu hóa, keo dậu, tôm thẻ chân trắng

Tóm tắt

 Nghiên cứu so sánh hiệu quả thay thế bột cá bằng bột lá keo dậu (Leucaena leucocephala) đến tăng trưởng, hoạt tính enzyme và độ tiêu hóa thức ăn của tôm thẻ (Litopenaeus vannamei). Trong thí nghiệm 1, tôm thẻ (0,92±0,05 g) được nuôi 70 con/ bể 0,5 m3, trong
60 ngày với thức ăn viên, thức ăn không lá keo dậu (0% LLP) và thức ăn 20% LLP. Kết quả cho thấy, tỉ lệ sống (DWG g/ngày), SGR (%/g/ngày), FI (%/tôm/ngày), FCR, PER và PE khác biệt không ý nghĩa (p > 0,05) giữa 0% LLP và 20% LLP; tăng trưởng ở tôm ăn thức ăn viên lớn hơn thức ăn 0% LLP và 20% LLP. Giá trị của α-amylase và pepsin trong dạ dày và chymotrypsin trong ruột khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p > 0,05). Tuy nhiên, giá trị α-amylase trong ruột tôm ở 0% LLP cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) với hai nghiệm thức còn lại. Trong thí nghiệm 2, việc xác định độ tiêu hóa thức ăn, protein, lipid và năng lượng của tôm có kết quả lần lượt là 79,3 – 83,7%, 92,0 – 94,5%, 92,1 – 98,0% và 87,9 – 92,4%, giá trị cao nhất ở nghiệm thức 0% LLP, khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) với hai nghiệm thức còn lại. Độ tiêu hóa thức ăn ở nghiệm thức thức ăn viên và 20% LLP khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Tải xuống

Đã Xuất bản

31-Tháng tám-2023

Cách trích dẫn

1.
Tran Thi PL. SO SÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA BỘT LÁ KEO DẬU (Leucaena leucocephala (Lam.) De Wit.) THAY THẾ CHO BỘT CÁ TRONG THỨC ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG, HOẠT TÍNH ENZYM TIÊU HÓA VÀ ĐỘ TIÊU HÓA THỨC ĂN CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei). tvujs [Internet]. 31 Tháng Tám 2023 [cited 4 Tháng Năm 2024];13(7). Available at: https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/181