ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KĨ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH Macrobrachium rosenbergii TRONG MƯƠNG VƯỜN DỪA TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE
Từ khóa:
hiệu quả kĩ thuật – tài chính, Macrobrachium rosenbergii, mương vườn dừa, tỉnh Bến Tre, tôm càng xanhTóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12/2021 thông qua khảo sát 32 hộ nuôi tôm càng xanh trong mương vườn
dừa tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre nhằm đánh giá hiệu quả kĩ thuật – tài chính cũng như những thuận lợi, khó khăn của mô hình
nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích ao nuôi của nông hộ trung bình 0,38 ± 0,29 ha, với mật độ thả 4,15 ± 1,21 con/m2. Sau thời gian nuôi khoảng 8 tháng, năng suất đạt 421,08 ± 172,21 tấn/ha/vụ, lợi nhuận từ tôm đạt 34,02 ± 14,02 triệu đồng/ha/vụ, tỉ suất lợi nhuận 1,02 ± 0,59. Năng suất và lợi nhuận của tôm nuôi gia tăng tỉ lệ thuận với mật độ thả nuôi và tỉ lệ sống của tôm khi ương. Bên cạnh những thuận lợi về nguồn lao động, điều kiện môi trường, dễ nuôi và ít bị rủi ro, việc nuôi tôm càng xanh gặp những khó khăn như tỉ lệ sống của tôm khi ương nuôi thấp, chất lượng con giống chưa đảm bảo, độ mặn gia tăng và đầu ra sản phẩm chưa ổn định. Do vậy, để góp phần cho nghề nuôi phát triển bền vững trong thời gian tới, con giống
được cung cấp phải đảm bảo về số lượng và chất lượng. Các hộ cần sử dụng ao lắng để chủ động nguồn nước, xây dựng và cải tạo lại cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi nhằm hạn chế xâm nhập mặn, liên kết tìm đầu ra trong tiêu thụ sản phẩm.