DẠNG SINH TRƯỞNG QUẦN ĐÀN VÀ PHỔ THỨC ĂN CỦA CÁ ĐÙ MÕM NHỌN Chrysochir aureus (Richardson, 1846)
Từ khóa:
cá đù mõm nhọn, Chrysochir aureus, phổ thức ăn, sinh trưởng, thành phần thức ănTóm tắt
Nghiên cứu về dạng sinh trưởng quần đàn và phổ thức ăn của cá đù mõm nhọn Chrysochir aureus (Richardson, 1846) được thực hiện từ tháng 6/2021 đến tháng 01/2022 tại vùng biển từ tỉnh Sóc Trăng đến tỉnh Bạc Liêu. Cá được thu định kì hằng tháng bằng tàu lưới kéo đáy. Mẫu dạ dày cá được cố định trong dung dịch formol 4% để thức ăn không bị tiêu hóa. Kết quả phân tích 198 cá đực và 215 cá cái cho thấy chiều dài toàn thân và khối lượng thân cá đù mõm nhọn có mối quan hệ hồi quy rất chặt chẽ theo phương trình hàm số mũ: W cá đực = 0,0064L3;1425, R2 = 0,9735 với chiều dài toàn thân dao động 14,0 – 40,0 cm (cá đực); W cá cái = 0,0046L3;2425, R2 = 0,9504 với chiều dài toàn thân dao động 13,5 – 41,0 cm (cá cái). Chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài toàn thân của cá nhỏ hơn 1 (RLG = 0,08 ± 0,02 ở cá nhỏ và RLG = 0,08 ± 0,04 ở cá lớn). Điều này chứng tỏ cá có tính ăn động vật. Số lượng cá thể đang ở tình trạng đói mồi chiếm tỉ lệ cao trong quần đàn. Thành phần thức ăn trong dạ dày của cá nhỏ là ba loại thức ăn (cá con, tôm và thức ăn khác), cá lớn là sáu loại thức ăn (cá con, tôm, mực, cua, con rươi và thức ăn khác). Phổ thức ăn của cá nhỏ hẹp hơn so với cá lớn.