TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH; ISSN: 2815-6072; E-ISSN: 2815-6080 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh <p>Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh là diễn đàn công bố, trao đổi kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên trong nước và quốc tế.</p> <p>Tạp chí xuất bản định kì 04 số/năm bằng ngôn ngữ Việt và Anh, đăng tải bài báo khoa học ở 04 lĩnh vực: a) Kinh tế - Xã hội; b) Văn hóa – Giáo dục – Nghệ thuật; c) Khoa học Công nghệ – Môi trường; d) Nông nghiệp – Thủy sản. Ngoài các số thường kì, Tạp chí còn xuất bản các số Chuyên đề, số Đặc biệt.</p> <p>Bài viết gửi đăng Tạp chí sẽ được đánh giá thông qua quy trình phản biện nghiêm túc, khách quan bởi các nhà khoa học có uy tín, được biên tập đúng chuẩn quốc tế về trích dẫn và trình bày bài báo khoa học trước khi đăng. Tạp chí cam kết thực hiện quy trình phản biện minh bạch, đúng thời gian và xác nhận đăng bài trong thời hạn quy định (xem thêm ở mục quy trình).</p> <p>Tháng 3/2019, Tạp chí được chỉ mục trong các cơ sở dữ liệu quốc tế: <strong>Google Scholar, Crossref, BASE</strong>, <strong>WorldCat</strong>, <strong>ResearchGate</strong> giúp đưa kết quả nghiên cứu của tác giả dễ dàng tiếp cận cộng đồng nghiên cứu khoa học quốc tế. Tháng 9/2019, Tạp chí đã vận hành chính thức Hệ thống Quản lí Bài báo Khoa học phiên bản tiếng Anh tại địa chỉ: <a href="http://journal.tckh.tvu.edu.vn/index.php/journal"><em>http://journal.tvu.edu.vn</em></a></p> vi-VN banbientaptckh@tvu.edu.vn (TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH) hmnhut@tvu.edu.vn (KĨ THUẬT VIÊN) Wed, 30 Aug 2023 00:00:00 +0700 OJS 3.3.0.8 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 XÂY DỰNG CÔNG THỨC VÀ QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ HỆ VI TỰ NHŨ (SMEDDS) CHỨA TELMISARTAN https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/187 <p> <span class="fontstyle0">Telmisartan là thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, dùng điều trị tăng huyết áp và ngừa đột quỵ. Telmisartan có độ tan trong nước<br />kém và sinh khả dụng thấp. Với mục tiêu khảo sát tá dược để điều chế hệ vi tự nhũ, nghiên cứu đánh giá độ tan của telmisartan nhằm chọn tá dược, xây dựng giản đồ pha và hóa muối một phần cải thiện độ tan của telmisartan. Các hệ vi tự nhũ chứa telmisartan được đánh giá độ bền nhiệt động với những điều kiện và môi trường khác nhau, sau đó hệ vi tự nhũ chứa telmisartan sẽ được đánh giá độ bền nhiệt động, kích thước giọt, điện thế zeta và độ hòa tan. Nghiên cứu đã xây dựng được công thức và quy trình điều chế hệ vi tự nhũ chứa telmisartan 5%, trong đó telmisartan được hóa muối một phần bằng cách sử dụng dung dịch kali hydroxid với nồng độ thích<br />hợp. Hệ vi tự nhũ chứa telmisartan thu được trong suốt, đồng nhất, kích thước tiểu phân trung bình trong môi trường nước là 76,82 nm, điện thế zeta -46,4 mV, bền vững trong các môi trường pH khác nhau và đạt tốc độ hòa tan thỏa yêu cầu của Dược điển Mĩ 41. Nghiên cứu đã bước đầu điều chế thành công hệ vi tự nhũ tải được 5% telmisartan thỏa các tính chất lí hóa và có triển vọng cho các nghiên cứu tiếp theo.</span></p> Phương Mỹ Lý, Tường Vân Phạm Nguyễn Bản quyền (c) 2023 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/187 Tue, 05 Dec 2023 00:00:00 +0700 TRẦM CẢM THEO THANG ĐO DASS-21 Ở SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KHOA HỌC SỨC KHỎE TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH SAU ĐẠI DỊCH COVID-19 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/189 <p> <span class="fontstyle0">Bài báo mô tả thực trạng rối loạn trầm cảm của sinh viên khối ngành Khoa học sức khỏe Trường Đại học Trà Vinh sau đại dịch COVID-19 và các yếu tố liên quan. Nghiên cứu sử dụng thang đo DASS-21 để đánh giá mức độ trầm cảm trên 1.046 sinh viên. Kết quả nghiên<br />cứu cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở sinh viên khối ngành Khoa học sức khỏe chiếm 44,4%, trong đó mức độ nhẹ, vừa, nặng và rất nặng chiếm<br />lần lượt là 20,1%, 14,6%, 5,1% và 4,6%. Trầm cảm có mối liên quan với đặc điểm cá nhân (tuổi, người sống chung, thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất gây nghiện), phương diện học tập (khó khăn học online), phương diện xã hội (tham gia câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa/xã hội, rắc rối trong quan hệ bạn bè/tình cảm, rắc rối trong quan hệ gia đình và tình trạng hôn nhân/mối quan hệ tình cảm) và phương diện COVID-19 (nạn nhân COVID-19, lo lắng khi các hoạt động bị ngưng). Nghiên cứu đưa ra kiến nghị nhà trường cần phối hợp với gia đình để có các giải pháp thiết thực và kịp thời giúp sinh viên có sức khỏe tâm thần khỏe mạnh, từ đó sinh<br />viên có thể đạt thành tích cao trong học tập tại Trường Đại học Trà Vinh.</span></p> Mỹ Ngọc Lê, Xuân Linh Huỳnh Thị, Nhật Tảo Nguyễn Thị Bản quyền (c) 2023 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/189 Mon, 16 Oct 2023 00:00:00 +0700 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI BỆNH MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 KÈM TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, TỈNH TRÀ VINH https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/193 <p> <span class="fontstyle0">Nghiên cứu xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp. Phương pháp mô tả cắt ngang được áp dụng bằng cách phỏng vấn trực tiếp 220 người bệnh có hồ sơ bệnh án ghi nhận có đái tháo đường và tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh từ tháng 9/2022 đến tháng 8/2023. Kết quả cho thấy việc tuân thủ dùng thuốc khá cao (88,18%). Tuy nhiên, đối tượng thực hiện tuân thủ dinh dưỡng và chế độ giảm muối đều khá thấp, chỉ đạt lần lượt 21,82% và 37,27%. Đáng chú ý hơn, chỉ có 7,73% tuân thủ đủ cả ba yếu tố trên. Nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa tuân thủ<br />điều trị chung và việc tuân thủ dinh dưỡng, giữa tuân thủ sử dụng thuốc và các đặc điểm bệnh lí kèm theo của đối tượng nghiên cứu (với mức ý nghĩa p &lt; 0,05). Với tỉ lệ người bệnh tuân thủ điều trị còn khá thấp, nghiên cứu đề xuất tăng cường tư vấn của nhân viên y tế cho người bệnh mắc bệnh đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp về vấn đề trong quá trình điều trị.</span> </p> Tuyền Trần Thị Thanh Bản quyền (c) 2023 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/193 Wed, 30 Aug 2023 00:00:00 +0700 SO SÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA BỘT LÁ KEO DẬU (Leucaena leucocephala (Lam.) De Wit.) THAY THẾ CHO BỘT CÁ TRONG THỨC ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG, HOẠT TÍNH ENZYM TIÊU HÓA VÀ ĐỘ TIÊU HÓA THỨC ĂN CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/181 <p> <span class="fontstyle0">Nghiên cứu so sánh hiệu quả thay thế bột cá bằng bột lá keo dậu (Leucaena leucocephala) đến tăng trưởng, hoạt tính enzyme và độ tiêu hóa thức ăn của tôm thẻ (Litopenaeus vannamei). Trong thí nghiệm 1, tôm thẻ (0,92</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">0,05 g) được nuôi 70 con/ bể 0,5 m</span><span class="fontstyle3">3</span><span class="fontstyle0">, trong<br />60 ngày với thức ăn viên, thức ăn không lá keo dậu (0% LLP) và thức ăn 20% LLP. Kết quả cho thấy, tỉ lệ sống (DWG g/ngày), SGR (%/g/ngày), FI (%/tôm/ngày), FCR, PER và PE khác biệt không ý nghĩa (p &gt; 0,05) giữa 0% LLP và 20% LLP; tăng trưởng ở tôm ăn thức ăn viên lớn hơn thức ăn 0% LLP và 20% LLP. Giá trị của </span><span class="fontstyle4">α</span><span class="fontstyle0">-amylase và pepsin trong dạ dày và chymotrypsin trong ruột khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p &gt; 0,05). Tuy nhiên, giá trị </span><span class="fontstyle4">α</span><span class="fontstyle0">-amylase trong ruột tôm ở 0% LLP cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (p &lt; 0,05) với hai nghiệm thức còn lại. Trong thí nghiệm 2, việc xác định độ tiêu hóa thức ăn, protein, lipid và năng lượng của tôm có kết quả lần lượt là 79,3 – 83,7%, 92,0 – 94,5%, 92,1 – 98,0% và 87,9 – 92,4%, giá trị cao nhất ở nghiệm thức 0% LLP, khác biệt có ý nghĩa (p &lt; 0,05) với hai nghiệm thức còn lại. Độ tiêu hóa thức ăn ở nghiệm thức thức ăn viên và 20% LLP khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p &gt; 0,05).</span></p> Phuong Lan Tran Thi Bản quyền (c) 2023 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/181 Thu, 31 Aug 2023 00:00:00 +0700 ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA BA KHÍA (Sesarma mederi) GIAI ĐOẠN ƯƠNG GIỐNG https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/184 <p> <span class="fontstyle0">Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của ba khía giai đoạn ương giống. Thí nghiệm gồm bốn nghiệm thức với các loại thức ăn khác nhau: (1) thức ăn của tôm sú, (2) Artemia sinh khối, (3) con ruốc và (4) cá biển. Chiều rộng mai ban đầu của ba khía giống là 1,02 mm và khối lượng là 0,003 g, bể ương 1 </span><span class="fontstyle2">m</span><span class="fontstyle3">3</span><span class="fontstyle0">, độ mặn 20</span><span class="fontstyle0">o</span><span class="fontstyle4">/</span><span class="fontstyle0">oo</span><span class="fontstyle0">, mật độ 1.000 con/</span><span class="fontstyle2">m</span><span class="fontstyle3">3</span><span class="fontstyle0">. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng, tỉ lệ sống và năng suất của ba khía ở nghiệm thức thức ăn Artemia sinh khối và con ruốc tương đương nhau, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p &lt; 0,05) so với hai nghiệm thức còn lại. Từ kết quả này, nghiên cứu cho rằng việc sử dụng thức ăn Artemia sinh khối và con ruốc trong ương giống ba khía là tốt nhất.</span> </p> Tài Tảo Châu, Văn Khánh Lý, Nam Sơn Võ, Duy Khoa Trân Nguyễn, Ngọc Hải Trần Bản quyền (c) 2023 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/184 Tue, 05 Dec 2023 00:00:00 +0700 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA HỘ NGƯ DÂN KHAI THÁC CÁ ĐỒNG TẠI HUYỆN U MINH, TỈNH CÀ MAU https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/185 <p> <span class="fontstyle0">Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2023 nhằm phân tích hiện trạng, hiệu quả tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận khai thác cá đồng tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu khảo sát 90 hộ khai thác cá đồng tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Phương pháp thống kê mô tả, so sánh thống kê và hồi quy đa biến được sử dụng. Kết quả cho thấy có bốn ngư cụ chủ yếu được sử dụng để khai thác là lưới, lờ, lợp và câu. Sản lượng khai thác của ngư dân gần Vườn Quốc gia đạt 2.162,3 kg/năm, cao hơn so với ngư dân khai thác xa Vườn Quốc gia (1.740,9 kg/năm). Lưới là ngư cụ khai thác đạt sản lượng cao nhất và cá lóc là loài khai thác đạt sản lượng nhiều nhất. Hiệu quả tài chính của ngư dân gần Vườn Quốc gia cao hơn có ý nghĩa thống kê so với ngư dân xa Vườn Quốc gia. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy có bốn yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận khai thác cá đồng, bao gồm lưới sử dụng,<br />ngư trường, số loài khai thác và loài cá lóc khai thác được.</span></p> Kim Quyên Nguyễn Thị, Quốc Thới Nguyễn, Thị Phượng Đặng, Văn Hiền Huỳnh Bản quyền (c) 2023 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/185 Tue, 05 Dec 2023 00:00:00 +0700 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA BÙN THẢI TỪ QUÁ TRÌNH NẠO VÉT AO NUÔI TÔM SÚ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở XÃ VĨNH HẬU, HUYỆN HOÀ BÌNH, TỈNH BẠC LIÊU https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/186 <p> <span class="fontstyle0">Nghiên cứu đánh giá thành phần và tính chất của bùn thải từ ao tôm sú thâm canh để có biện pháp xử lí chất thải sau vụ nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tận dụng làm phân bón, tăng thu nhập cho người dân. Sáu mẫu được thu thập từ bùn thải ao nuôi tôm thuộc ba mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến ở xã Vĩnh Hậu, huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu để phân tích đặc tính lí hoá của đất. Kết quả cho thấy, các mẫu bùn thải được lấy từ các loại ao nuôi tôm sú thâm canh có nồng độ C, N, P... cao hơn hai hình thức nuôi tôm sú bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Trong khi đó, bùn thải từ ao tôm sú thâm canh có đạm và lân tổng số cao (lần lượt là &gt; 0,2% và &gt; 0,3%), hàm lượng đạm và lân dễ tiêu ở mức trung bình (lần lượt là 35,23 – 36,52 mg/kg và 19,89 – 21,22<br />mg/kg). Vì vậy, bùn thải này đạt yêu cầu về nguồn dinh dưỡng để thu hồi các nguyên tố dinh dưỡng (N, P...) để chuyển hóa thành các sản phẩm có ích phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, hàm lượng kim loại nặng Cd, Cr, Cu, Pb, Hg, Ni, Zn, As trong bùn thải ao nuôi tôm đều thấp hơn giới hạn ảnh hưởng ô nhiễm môi trường đất.</span></p> Văn Tuấn Nguyễn Bản quyền (c) 2023 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/186 Tue, 05 Dec 2023 00:00:00 +0700 NGHIÊN CỨU THAY THẾ ARTEMIA BẰNG THỨC ĂN NHÂN TẠO TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/188 <p> <span class="fontstyle0">Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng thay thế số lần cho ăn Artemia bằng thức ăn nhân tạo lên tăng trưởng, tỉ lệ sống và năng suất của hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Thí nghiệm gồm bốn nghiệm thức: (1) bốn lần Artemia và bốn lần thức ăn nhân tạo, (2) ba lần Artemia và năm lần thức ăn nhân tạo, (3) hai lần Artemia và sáu lần thức ăn nhân tạo, (4) một lần Artemia và bảy lần thức ăn nhân tạo. Ấu trùng được bố trí từ giai đoạn Mysis 1, mật độ 150 con/lít, độ mặn 30</span><span class="fontstyle0">o</span><span class="fontstyle2">/</span><span class="fontstyle0">oo</span><span class="fontstyle0">. Sau 16 ngày ương, các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp cho ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng phát triển tốt, tăng trưởng về chiều dài (10,09</span><span class="fontstyle3">±</span><span class="fontstyle0">0,01 mm), tỉ lệ sống (62,8</span><span class="fontstyle3">±</span><span class="fontstyle0">3,7%) và năng suất (94.321</span><span class="fontstyle3">±</span><span class="fontstyle0">5.609 con/m</span><span class="fontstyle4">3</span><span class="fontstyle0">) của Postlarvae 12 lớn nhất ở nghiệm thức 1, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p &gt;<br />0,05) so với nghiệm thức 2, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p &lt; 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả này cho thấy rằng, ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng theo công nghệ biofloc cho ăn ba lần Artemia và năm lần thức ăn nhân tạo không ảnh hưởng đến tăng trưởng, tỉ lệ sống và năng suất của Postlarvae 12.</span></p> Bạch Long Từ, Tài Tảo Châu Bản quyền (c) 2023 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/188 Tue, 05 Dec 2023 00:00:00 +0700 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ẾCH BỐ MẸ CHO SINH SẢN ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA ẾCH THÁI LAN (Rana tigerina) https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/190 <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu so sánh sức sinh sản, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của ếch khi cho sinh sản ở các mật độ ếch bố mẹ khác nhau. Thời gian nghiên cứu từ tháng 5 đến tháng 7/2021. Thí nghiệm gồm ba nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần: nghiệm thức 1:5 cặp ếch/m</span><span class="fontstyle2">2</span><span class="fontstyle0">; nghiệm thức 2:10 cặp ếch/m</span><span class="fontstyle2">2 </span><span class="fontstyle0">và nghiệm thức 3:15 cặp ếch/m</span><span class="fontstyle2">2</span><span class="fontstyle0">. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Tổng số đợt thí nghiệm là ba đợt, mỗi đợt cách nhau 30 ngày. Bể thí nghiệm có diện tích là 1 m</span><span class="fontstyle2">2</span><span class="fontstyle0">, mức nước trong bể là 0,15 m. Kết quả thí nghiệm cho thấy sức sinh sản của ếch ở các nghiệm thức dao động từ 4.896 – 10.436 trứng/cá thể, tỉ lệ thụ tinh 79,04 – 95,71%, tỉ lệ nở 40,89 – 83,78%. Mật độ ếch bố mẹ ở nghiệm thức 1 (5 cặp/m</span><span class="fontstyle2">2</span><span class="fontstyle0">) cho sức sinh sản thực tế của ếch cao nhất, nhưng tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của trứng tăng dần theo mật độ ếch bố mẹ tham gia sinh sản. Trong đó, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của trứng cao nhất ở nghiệm thức 3 (15 cặp/m</span><span class="fontstyle2">2</span><span class="fontstyle0">) và thấp nhất là nghiệm thức 1 (5 cặp/m</span><span class="fontstyle2">2</span><span class="fontstyle0">).</span></p> Huỳnh Kim Hường, Hồ Khánh Nam, Nguyễn Văn Kiểm, Nguyễn Chí Tình Bản quyền (c) 2023 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/190 Thu, 07 Dec 2023 00:00:00 +0700 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KĨ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) TRONG RUỘNG LÚA TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/191 <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kĩ thuật – tài chính cũng như những thuận lợi, khó khăn của mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa. Thông qua phỏng vấn trực tiếp 61hộ nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2021, kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng lúa trung bình của nông hộ là 0,8</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">0,75 ha và diện tích ao nuôi tôm của nông hộ trung bình 0,66</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">0,64 ha, với mật độ thả 2,57</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">1,47 con/m</span><span class="fontstyle3">2</span><span class="fontstyle0">. Sau thời gian nuôi gần 8 tháng, năng suất tôm đạt 459,35</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">109,36 kg/ha/vụ, lợi nhuận từ tôm đạt 39,35</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">11,91 triệu đồng/ha/vụ và với tỉ suất lợi nhuận là 1,54 lần. Năng suất và lợi nhuận của mô hình chịu ảnh hưởng bởi mật độ thả nuôi. Bên cạnh những thuận lợi như tôm càng xanh là đối tượng dễ nuôi, ít rủi ro, ít tốn công chăm sóc và được hỗ trợ khi thu hoạch tôm, mô hình còn gặp các khó khăn do xâm nhập mặn, tỉ lệ sống của tôm thấp, chất lượng con giống và đầu ra sản phẩm chưa ổn định.</span></p> Phan Thị Thanh Trúc, Huỳnh Kim Hường, Lê Thị Phương Mai, Trần Nguyễn Hải Nam Bản quyền (c) 2023 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/191 Tue, 05 Dec 2023 00:00:00 +0700 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN LÊN MEN TỚI BETACYANIN VÀ POLYPHENOL TỔNG TRONG QUÁ TRÌNH LÊN MEN SPARKLING THANH LONG RUỘT ĐỎ (Hylocereus polyrhizus) BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/192 <p><span class="fontstyle0">Trong nghiên cứu này, phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) và thiết kế Box-Behnken được sử dụng để khảo sát các yếu tố lên men<br>trong quá trình sản xuất sparkling thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus). Ba thông số thí nghiệm gồm mật số Saccharomyces cerevisiae (Lg10 (CFU/mL)), nồng độ chất khô hòa tan (</span><span class="fontstyle2">o</span><span class="fontstyle0">Brix), nhiệt độ lên men (</span><span class="fontstyle2">o</span><span class="fontstyle0">C) đã được chọn để tối ưu hóa. Hàm lượng betacyanin và hàm lượng polyphenol tổng tối đa lần lượt là 366,65 (mg/L) và 196,68 mgGAE/L, đạt được ở điều kiện mật số nấm men Saccharomyces cerevisiae là 5,6 log10 (CFU/mL) ở 19</span><span class="fontstyle2">o</span><span class="fontstyle0">Brix ở 23</span><span class="fontstyle2">o</span><span class="fontstyle0">C trong 4,4 ngày. Mô hình RSM cho thấy sự tương đối phù hợp với dữ liệu thực nghiệm về thời gian lên men, polyphenol và betacyanin với R<span class="fontstyle2">2 </span>lần lượt là 0,91, 0,989 và 0,98.</span></p> Lê Thị Thùy Linh, Nguyễn Bảo Lộc, Trần Thị Như Hà, Trần Minh Vũ, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Hữu Thanh, Trương Hoàng Phương Bản quyền (c) 2023 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/192 Tue, 23 May 2023 00:00:00 +0700