https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/issue/feed TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 2024-11-04T09:35:19+07:00 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH banbientaptckh@tvu.edu.vn Open Journal Systems <p>Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh là diễn đàn công bố, trao đổi kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên trong nước và quốc tế.</p> <p>Tạp chí xuất bản định kì 04 số/năm bằng ngôn ngữ Việt và Anh, đăng tải bài báo khoa học ở 04 lĩnh vực: a) Kinh tế - Xã hội; b) Văn hóa – Giáo dục – Nghệ thuật; c) Khoa học Công nghệ – Môi trường; d) Nông nghiệp – Thủy sản. Ngoài các số thường kì, Tạp chí còn xuất bản các số Chuyên đề, số Đặc biệt.</p> <p>Bài viết gửi đăng Tạp chí sẽ được đánh giá thông qua quy trình phản biện nghiêm túc, khách quan bởi các nhà khoa học có uy tín, được biên tập đúng chuẩn quốc tế về trích dẫn và trình bày bài báo khoa học trước khi đăng. Tạp chí cam kết thực hiện quy trình phản biện minh bạch, đúng thời gian và xác nhận đăng bài trong thời hạn quy định (xem thêm ở mục quy trình).</p> <p>Tháng 3/2019, Tạp chí được chỉ mục trong các cơ sở dữ liệu quốc tế: <strong>Google Scholar, Crossref, BASE</strong>, <strong>WorldCat</strong>, <strong>ResearchGate</strong> giúp đưa kết quả nghiên cứu của tác giả dễ dàng tiếp cận cộng đồng nghiên cứu khoa học quốc tế. Tháng 9/2019, Tạp chí đã vận hành chính thức Hệ thống Quản lí Bài báo Khoa học phiên bản tiếng Anh tại địa chỉ: <a href="http://journal.tckh.tvu.edu.vn/index.php/journal"><em>http://journal.tvu.edu.vn</em></a></p> https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/205 TỈ LỆ TIỀN SẢN GIẬT VÀ CÁC YẾU TỐ CẬN LÂM SÀNG LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI BỆNH VIỆN SẢN – NHI TRÀ VINH 2024-06-18T14:39:46+07:00 Võ Thị Thuỳ Linh vttlinhtv@gmail.com Đặng Quế Trân banbientaptckh@tvu.edu.vn Nguyễn Thị Kim Hiền banbientaptckh@tvu.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu xác định tỉ lệ tiền sản giật và mối liên quan với một số chỉ số xét nghiệm trên thai phụ tại Bệnh viện Sản – Nhi Trà Vinh.<br>Phương pháp hồi cứu cắt ngang được sử dụng để nghiên cứu 384 hồ sơ bệnh án của thai phụ đến khám và nhập viện tại Bệnh viện Sản – Nhi Trà Vinh từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 10,94% thai phụ được chẩn đoán mắc tiền sản giật, đồng thời xác định có mối liên quan giữa tiền sản giật với thời gian PT kéo dài (p &lt; 0,001), tăng protein niệu (p &lt; 0,001), tăng creatinine (p = 0,009) và tăng ALT (p = 0,014).</span> </p> 2024-06-18T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/206 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY SÚNG ĐỎ VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA IN VITRO CỦA HOA SÚNG ĐỎ (NYMPHAEA RUBRA – NYMPHAEACEAE) TẠI TỈNH TRÀ VINH 2024-06-25T15:29:30+07:00 Nguyễn Anh Đào nadao@gmail.com Lê Thị Thanh Thúy banbientaptckh@tvu.edu.vn Nguyễn Thanh Thái Bảo banbientaptckh@tvu.edu.vn Đoàn Thị Yến Anh banbientaptckh@tvu.edu.vn Nguyễn Ngọc Anh Đào banbientaptckh@tvu.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Cây súng đỏ, tên khoa học là Nymphaea rubra Roxb. ex Andrews, họ Súng (Nymphaeaceae), được thu hái tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh vào tháng 08/2023 và được quan sát hình thái thực vật bằng kính lúp, kính soi nổi. Rễ, thân, lá được phân tích vi phẫu bằng phương pháp nhuộm kép và soi kính hiển vi; thành phần hoá thực vật của hoa được định tính bằng phương pháp Ciuley cải tiến và khảo sát hoạt tính chống oxy hóa bằng mô hình DPPH. Kết quả cho thấy cây súng đỏ có các đặc điểm hình thái như thân cây thảo thủy sinh, thân rễ dài 40–50 cm, nhiều rễ chùm, lá đơn mọc cách, tròn hay xoan, bìa lá răng cưa, gân lá rõ, hoa lưỡng tính, 4 lá đài, 18–25 cánh hoa xếp xoắn ốc, nhị khoảng 50, chỉ nhị màu đỏ, bầu khoảng 20 ô, bầu hạ, đính noãn giữa. Dịch cồn 96% của hoa có: alkaloid, glycosid tim, saponin, flavonoid... Kết quả khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của hoa cho IC</span><span class="fontstyle2">50 </span><span class="fontstyle0">cồn 96% (17,79</span><span class="fontstyle3">±</span><span class="fontstyle0">0,0416 </span><span class="fontstyle4">µ</span><span class="fontstyle0">g/ml) &gt; nước (18,19</span><span class="fontstyle3">±</span><span class="fontstyle0">0,0058 µ<span class="fontstyle1">g/ml) &gt; cồn 50% (21,63</span><span class="fontstyle3">±</span><span class="fontstyle1">0,0513 </span>µ<span class="fontstyle1">g/ml) &gt; cồn 25% (26,68</span><span class="fontstyle3">±</span><span class="fontstyle1">0,0153 </span>µ<span class="fontstyle1">g/ml). Nghiên cứu đã tạo tiền đề cho việc nhận diện, phát triển tiêu chuẩn kiểm nghiệm của cây thuốc, thành phần hóa học và tác dụng dược lí của loài súng đỏ thu hái tại<br>tỉnh Trà Vinh.</span></span></p> 2024-06-18T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/208 ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH 2024-07-15T11:01:23+07:00 Anh Duy Ngô ngoanhduy1612@gmail.com Thị Hồng Nhung Trang banbientaptckh@tvu.edu.vn Hồng Chúc Lê banbientaptckh@tvu.edu.vn <p><em> <span class="fontstyle0">CHARACTERISTICS OF PERIPHERAL BLOOD CELLS IN PATIENT WITH CHRONIC RENAL FAILURE AT TRA VINH GENERAL HOSPITAL, VIETNAM</span></em> </p> <p><em>Tóm tắt: <span class="fontstyle0">Mục tiêu nghiên cứu là khảo sát một số đặc điểm tế bào máu ngoại vi ở bệnh nhân suy thận mạn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh<br>Trà Vinh. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang </span><span class="fontstyle0">ô tả có sử dụng số liệu hồi cứu trong hồ sơ bệnh án trên 360 bệnh nhân suy thận mạn<br>tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh từ tháng 01/2023 đến tháng 7/2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị RBC trung bình 3,41</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">0,68 x 10</span><span class="fontstyle3">6</span><span class="fontstyle0">/</span><span class="fontstyle4">µ</span><span class="fontstyle0">L, HGB trung bình 101,24</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">18,09 g/L, HCT trung bình 29,02</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">5,70%, MCV trung bình 85,78</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">7,0 fl, MCH trung bình 29,95</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">2,99 pg, MCHC trung bình 344,63</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">17,47 g/L, WBC trung bình 6,61</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">1,77 x10</span><span class="fontstyle3">3</span><span class="fontstyle0">/</span><span class="fontstyle4">µ</span><span class="fontstyle0">L và PLT trung bình 214,57</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">62,33 x 10</span><span class="fontstyle3">3</span><span class="fontstyle0">/</span><span class="fontstyle4">µ</span><span class="fontstyle0">L. Tỉ lệ thiếu máu 90,83%, đa số bệnh nhân thiếu máu mức độ vừa (63,61%). Tỉ lệ thiếu máu đẳng sắc, kích thước hồng cầu bình thường (84,44%). Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa chỉ số RBC, HGB, HCT, MCH, MCHC với tình trạng bệnh suy thận mạn giai<br>đoạn điều trị lọc máu. Trong thực hành điều trị suy thận mạn, bác sĩ lâm sàng cần chú ý các trường hợp giảm chỉ số RBC </span><span class="fontstyle2">≤ </span><span class="fontstyle0">4 x 10</span><span class="fontstyle3">6</span><span class="fontstyle0">/</span><span class="fontstyle4">µ</span><span class="fontstyle0">L, HGB </span><span class="fontstyle2">≤ </span><span class="fontstyle0">109 g/L, HCT </span><span class="fontstyle2">≤ </span><span class="fontstyle0">34%, MCH &gt; 360 g/L và MCHC &lt; 28 pg hoặc MCHC &gt; 32 pg vì bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn điều trị lọc máu thường có đặc điểm công thức máu như trên.</span> </em></p> <p><span class="fontstyle0"><em>Abstract: The research objective is to survey peripheral blood cell characteristics in chronic renal failure patients at Tra Vinh General Hospital. Descriptive cross-sectional research method using retrospective data in medical records on 360 chronic renal failure patients at Tra Vinh General Hospital from January to July 2023. The study results showed that the mean value of RBC 3,41 <span class="fontstyle2">± </span>0,68 x 10<span class="fontstyle3">6</span>/<span class="fontstyle4">µ</span>L, the mean value of HGB 101.24 <span class="fontstyle2">± </span>18.09 g/L, the mean value of HCT 29.02 <span class="fontstyle2">± </span>5.70%, the mean value of MCV 85.78 <span class="fontstyle2">± </span>7.08 fl, the maen value of MCH 29.95 <span class="fontstyle2">± </span>2.99 pg, the mean value of MCHC 344.63 <span class="fontstyle2">± </span>17.47 g/L, the mean value of WBC 6,61 <span class="fontstyle2">± </span>1,77 x 10<span class="fontstyle3">3</span>/<span class="fontstyle4">µ</span>L and</em><br><em>the mean value of PLT 214,57 <span class="fontstyle2">± </span>62,33 x 10<span class="fontstyle3">3</span>/<span class="fontstyle4">µ</span>L .The rate of anemia is 90.83%, the majority of the patients are moderately anemic (63.61%). The rate of isochromic anemia and normal microcytic size (84.44%). The study found correlations between the value of RBC, HGB, HCT, MCH, MCHC and the status of chronic renal failure undergoing dialysis treatment. In the practice of treating chronic renal failure, clinicians need to pay attention to cases of decreased RBC <span class="fontstyle2">≤ </span>4 x 10<span class="fontstyle3">6</span>/<span class="fontstyle4">µ</span>L, HGB <span class="fontstyle2">≤ </span>109 g/L, HCT <span class="fontstyle2">≤ </span>34%, MCH &gt; 360 g/L and MCHC &lt; 28pg or MCHC &gt; 32pg, as these are common blood formula characteristics in chronic renal disease patients undergoing dialysis treatment.</em> <br></span></p> 2024-06-18T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/211 ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT TẢO (Spirulina platensis) LÊN TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ MÀU SẮC CƠ THỂ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) 2024-08-19T10:07:17+07:00 Trần Thị Lan Phương ttplan@tvu.edu.vn Dương Thị Thu Quyên banbientaptckh@tvu.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu sử dụng bột tảo Spirulina làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) (6,05 g/con). Để đánh giá ảnh hưởng<br>của thức ăn lên sinh trưởng và sắc tố cơ thể, hai thí nghiệm đã được bố trí thực hiện. Ở thí nghiệm 1, tôm thẻ chân trắng được nuôi trong bể 500 L với 350 L nước 16,5</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">1,5 ppt có sục khí. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với ba lần lặp lại. Tôm nuôi 70 con/bể trong 60 ngày. Các nghiệm thức gồm nghiệm thức 100% bột cá (đối chứng) và nghiệm thức bổ sung 10% tảo trong thức ăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung 10% Spirulina vào thức ăn giúp tôm cải thiện được tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và sắc tố cơ thể. Thí nghiệm 2 được thực hiện để đánh giá thời gian sử dụng tảo trong thức ăn lên màu sắc tôm. Tôm (L. vanameii) (0,45 g) được bố trí 90 con vào bể 0,5 m</span><span class="fontstyle3">3 </span><span class="fontstyle0">trong 02 tháng và cho ăn thức ăn viên (45% Cp). Quá trình bố trí nuôi và cho ăn như thí nghiệm 1. Sau đó, nghiên cứu phối trộn thêm 10% tảo Spirulia và cho tôm ăn trong ba tuần. Kết quả cho thấy việc bổ sung 10% tảo vào thức ăn trong 21 ngày giúp khắc phục hiện tượng nhạt màu trên tôm. Các thí nghiệm cho thấy tảo Spirulina mang lại lợi ích cả về dinh<br>dưỡng và màu sắt cho tôm nuôi.&nbsp;</span></p> 2024-06-18T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/212 NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC BÀO CHẾ KEM GIỮ ẨM CHỨA DẦU TỪ QUẢ BƠ 2024-08-19T10:17:24+07:00 Lê Phương Thảo banbientaptckh@tvu.edu.vn Trần Phương Đào banbientaptckh@tvu.edu.vn Phạm Nguyễn Tường Vân pntvan@tvu.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Trong bào chế mĩ phẩm, dầu từ quả bơ là một loại tá dược thiên nhiên với khả năng giữ cho da có độ ẩm cao mà không gây kích<br>ứng. Chính vì thế, dầu quả bơ được sử dụng nhiều trong các sản phẩm làm đẹp, đặc biệt trong nhiều sản phẩm thuần chay lành tính nhưng vẫn mang lại hiệu quả tốt với công dụng giữ ẩm. Nghiên cứu kem giữ ẩm chứa dầu từ quả bơ bước đầu khảo sát được các thành phần tá dược bao gồm chất nhũ hoá, tá dược pha dầu, tá dược giữ ẩm, từ đó lựa chọn công thức đạt chất lượng ổn định<br>thông qua các chỉ tiêu cảm quan, độ pH, tác dụng giữ ẩm, tính kích ứng và kiểm nghiệm các tiêu chuẩn mĩ phẩm theo quy định hiện hành. Nghiên cứu đã xây dựng được công thức kem chứa dầu từ quả bơ đạt tiêu chuẩn và khả năng giữ ẩm cao so với da không thoa kem giữ ẩm từ dầu quả bơ.</span> </p> 2024-06-18T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/214 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) BÁN THÂM CANH TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE 2024-10-11T07:29:55+07:00 Huỳnh Kim Hường hkhuong77@tvu.edu.vn Diệp Thành Toàn banbientaptckh@tvu.edu.vn Phạm Văn Đầy banbientaptckh@tvu.edu.vn Phan Chí Hiếu banbientaptckh@tvu.edu.vn Nguyễn Thành Tựu banbientaptckh@tvu.edu.vn Lê Thị Phương Mai banbientaptckh@tvu.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu đánh giá tổng quát hiện trạng kĩ thuật, hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm càng xanh bán thâm canh tại huyện<br>Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Thời gian thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2021. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 50 hộ nuôi tôm càng xanh bán thâm canh ở 3 xã Mỹ An, Mỹ Hưng và An Điền. Kết quả cho thấy, diện tích ao nuôi của nông hộ trung bình 0,43</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">0,31 ha, với mật độ thả 6,94</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">2,10 con/m</span><span class="fontstyle3">2 </span><span class="fontstyle0">sau thời gian nuôi khoảng 7 tháng cho năng suất đạt 1.030</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">333,83 kg/ha/vụ, lợi nhuận đạt 51,44</span><span class="fontstyle2">±</span><span class="fontstyle0">40,35 triệu đồng/ha/vụ. Năng suất của mô hình chịu ảnh hưởng của yếu tố tỉ lệ sống và mật độ thả nuôi; lợi nhuận bị<br>ảnh hưởng bởi mật độ thả nuôi và lượng thức ăn công nghiệp đã sử dụng cho tôm ăn. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho nuôi như ít bệnh tật, nguồn giống dồi dào và môi trường nước phù hợp cho tôm phát triển, nuôi tôm càng xanh bị ảnh hưởng bởi hạn mặn, giá thành tôm thương phẩm chưa ổn định và chất lượng con giống hạn chế. Do vậy, để góp phần phát triển bền vững<br>nghề nuôi, việc áp dụng khoa học công nghệ vào nuôi tôm càng xanh, cải tạo hệ thống thuỷ lợi và liên kết trong tiêu thụ sản phẩm cần được áp dụng.</span></p> 2024-06-27T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/215 TỈ LỆ PHÂN LẬP STAPHYLOCOCCUS AUREUS KHÁNG METHICILLIN TRÊN MẪU BÀN TAY BỆNH NHÂN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 2024-10-11T07:33:20+07:00 Tào Gia Phú tgphu@tvu.edu.vn Phạm Huỳnh Như Ý banbientaptckh@tvu.edu.vn Võ Khánh Phương banbientaptckh@tvu.edu.vn Trần Kim Được banbientaptckh@tvu.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu xác định tỉ lệ Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) từ bàn tay bệnh nhân và một số bề mặt môi trường tại Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh năm 2023. Nghiên cứu sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả trên 107 mẫu từ bàn tay bệnh nhân và bề mặt môi trường bệnh viện. Bằng phương pháp nuôi cấy phân lập kết hợp nhuộm soi định danh chẩn đoán Staphylococcus aureus, nghiên cứu phân lập được 43 mẫu Staphylococcus aureus trong tổng số 107 mẫu, chiếm 40,19%, trong<br>đó, Staphylococcus aureus kháng methicillin là 40 mẫu, chiếm 93,02%. Trong 54 mẫu được thu thập từ bàn tay bệnh nhân, có 34 mẫu (62,96%) được xác định là Staphylococcus aureus và trong 53 mẫu được thu thập từ bề mặt môi trường, có 9 mẫu (16,98%) có Staphylococcus aureus. Kết quả nghiên cứu cho thấy Staphylococcus aureus kháng methicillin ở Bệnh viện Trường Đại học<br>Trà Vinh có tỉ lệ cao. Sự phân bố Staphylococcus aureus kháng methicillin ở bàn tay có tỉ lệ cao hơn so với mẫu môi trường và tỉ lệ nhiễm ở nội viện là cao hơn đáng kể so với ngoại viện. Nghiên cứu đề xuất cơ sở y tế cần tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ hơn, đặc biệt là trong việc vệ sinh tay và xử lí bề mặt môi trường tại các khoa nội trú trong bệnh viện.</span></p> 2024-09-09T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/216 ẢNH HƯỞNG THỂ TÍCH NUÔI LÊN TỈ LỆ SỐNG VÀ NĂNG SUẤT SINH KHỐI CỦA ARTEMIA 2024-10-11T07:37:18+07:00 Dương Thị Mỹ Hận dtmhan@ctu.edu.vn Nguyễn Văn Hoà banbientaptckh@tvu.edu.vn Nguyễn Thị Hồng Vân banbientaptckh@tvu.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu xác định thể tích phù hợp cho nuôi sinh khối Artemia Vĩnh Châu trong nước muối góp phần tiết kiệm chi phí, chủ động<br>cung cấp nguồn thức ăn cho các trại giống thủy sản xa biển. Thí nghiệm gồm ba nghiệm thức với các thể tích 500 L, 1000 L, 2000 L, bể nuôi được bố trí tại Trường Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. Mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần, thời gian nuôi ba tuần và mật độ nuôi là 300 cá thể/L. Tỉ lệ sống ở tất cả nghiệm thức sau 07 ngày nuôi đều đạt 100%. Sau 14 ngày nuôi, tỉ lệ sống của nghiệm thức 500 L (80,67%) đạt cao nhất, khác nhau có ý nghĩa thống kê (p &lt; 0,05) với hai nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức 500 L đạt sinh khối cao nhất là 1,53 kg, cao hơn nghiệm thức 1000 L là 1,31 kg và nghiệm thức 2000 L là 0,74 kg. Sức sinh sản ở các nghiệm thức dao động 15–110 phôi/con cái. Giá thành để sản xuất 1 kg sinh khối Artemia ở bể có thể tích 500 L là 94.250 đồng, thấp hơn so với bể<br>1000 L (110.443 đồng) và hơn hai lần ở bể 2000 L (196.287 đồng).</span> </p> 2024-07-05T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/217 NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA PHỤ HUYNH ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐÀO TẠO BẬC TIỂU HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯ THỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2024-10-11T07:39:57+07:00 Nguyễn Bão Trung nguyenbaotrungq7@gmail.com <p><span class="fontstyle0">Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát mối quan hệ giữa các yếu tố trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục ở cấp tiểu học và sự hài lòng của phụ huynh. Phương pháp được sử dụng là một mô hình thực nghiệm, tập trung vào 08 nhân tố có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của phụ huynh, gồm 07 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc. Kết quả của nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các yếu tố và sự hài lòng của phụ huynh, trong đó tất cả 07 giả thiết H1 – H7 đã được chấp thuận với mức độ tin cậy là 95%, và sự tác động giảm dần của từng nhân tố. Kết quả cụ thể là: chi phí học tập (</span><span class="fontstyle2">β</span><span class="fontstyle0">3 = 0,251), khả năng phục vụ (</span><span class="fontstyle2">β</span><span class="fontstyle0">6 = 0,249), sự cảm thông (</span><span class="fontstyle2">β</span><span class="fontstyle0">7 = 0,175), chất<br>lượng đào tạo (</span><span class="fontstyle2">β</span><span class="fontstyle0">4 = 0,170), sự tin cậy (</span><span class="fontstyle2">β</span><span class="fontstyle0">2 = 0,168), sự thích ứng (</span><span class="fontstyle2">β</span><span class="fontstyle0">5 = 0,116) và phương tiện vật chất (</span><span class="fontstyle2">β</span><span class="fontstyle0">1 = 0,081). Mô hình chứng minh được 56,6% sự biến thiên trong sự hài lòng của phụ huynh khi sử dụng dịch vụ đào tạo bậc tiểu học tại các cơ sở tiểu học tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh.</span></p> 2024-08-26T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/219 ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ MỨC ĐỘ PHONG PHÚ (CPUE) CÁ TRÊ VÀNG (Clarias macrocephalus Gunther, 1864) TẠI KHU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC HÒA AN, HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 2024-10-21T11:03:52+07:00 Lê Thị Phương Mai ltpmai@ctu.edu.vn Châu Quốc Mộng banbientaptckh@tvu.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học và mức độ phong phú (CPUE) cá trê vàng (Clarias macrocephalus) tại khu bảo tồn đa dạng sinh<br>học Hoà An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang được thực hiện từ tháng 8/2023 đến tháng 7/2024. Nghiên cứu nhằm (i) khảo sát số lượng các loài cá, (ii) đánh giá một số chỉ số đa dạng sinh học cá, và (iii) xác định mức độ phong phú (CPUE) nguồn lợi cá trê vàng. Phương pháp thu mẫu bằng dớn định kì mỗi tháng và phương pháp đánh dấu cá để xác định mức độ phong phú nguồn lợi<br>cá trê vàng. Kết quả ghi nhận được 10 loài cá trong khu bảo tồn. Chỉ số đa dạng cá tại khu bảo tồn khá thấp: chỉ số phong phú loài Margalef d 0,81–1,94, chỉ số Simpson 0,245–0,676, chỉ số đa dạng loài H’ 0,288–0,675 và chỉ số đồng đều J’ 0,341–0,868. Trữ lượng quần đàn dao động 101–808 cá thể, tháng 5 cao nhất và thấp nhất ở tháng 3. Mức độ phong phú CPUEn,w ở mùa khô thấp hơn mùa mưa, CPUEn dao động 1,49–14,88 cá thể/1.000 </span><span class="fontstyle2">m</span><span class="fontstyle3">2 </span><span class="fontstyle0">và CPUEw 47,1–1.160 g/1.000 </span><span class="fontstyle2">m</span><span class="fontstyle3">2</span><span class="fontstyle0">. Nghiên cứu ghi nhận có sự xuất hiện của cá<br>con, kết quả này chứng tỏ cá trê đã sinh sản tự nhiên trong khu bảo tồn.</span></p> 2024-05-21T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/221 ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH VÀ DUY TRÌ KHÁNG THỂ CỦA BÒ SAU KHI TIÊM VACCINE VIÊM DA NỔI CỤC TẠI TỈNH BẾN TRE 2024-10-31T09:39:17+07:00 Trương Văn Hiểu banbientaptckh@tvu.edu.vn Nguyễn Thị Kim Quyên quyen@tvu.edu.vn Danh Út banbientaptckh@tvu.edu.vn Trần Ngọc Bích banbientaptckh@tvu.edu.vn Nguyễn Trần Phước Chiến banbientaptckh@tvu.edu.vn Lê Quang Trung banbientaptckh@tvu.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu đánh giá đáp ứng miễn dịch và duy trì kháng thể của bò sau khi tiêm vaccine viêm da nổi cục tại tỉnh Bến Tre. Hai<br>thí nghiệm đã được tiến hành, thí nghiệm 1 bao gồm 120 bò ở các lứa tuổi 1–2 tháng tuổi, 3–4 tháng tuổi, 5–6 tháng tuổi và &gt; 12 tháng tuổi nhằm đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục. Thí nghiệm 2 bao gồm 120 bò bao gồm bò thịt, bò mẹ nuôi con và bê con theo mẹ để đánh giá độ dài miễn dịch và phát hiện kháng thể thụ động trên bê con theo mẹ bằng<br>phương pháp ELISA. Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy tỉ lệ phát hiện kháng thể kháng virus viêm da nổi cục sau tiêm phòng 30 ngày và 60 ngày ở các lứa tuổi bò đều đạt 100% với tỉ lệ chỉ số S/P (sample/positive) dao động từ 70,70–84,30%. Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy bò thịt có độ dài miễn dịch sau tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục tại thời điểm 6 tháng và 9 tháng là 100%, sau 12 tháng là 40,00%, tỉ lệ S/P là 49,50%. Bê con theo mẹ lúc 5, 30 và 60 ngày tuổi có kháng thể thụ động lần lượt là 70,00%, 40,00% và 20,00% với tỉ lệ S/P lần lượt là 47,80%, 30,80% và 23,30%. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan thuận về khả năng giảm đáp ứng miễn dịch đối với vaccine viêm da nổi cục giữa bò mẹ và bê con.</span></p> 2024-08-30T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 https://journal.tvu.edu.vn/vi/index.php/tckh/article/view/222 ĐÁNH GIÁ IN VITRO TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH NƯỚC THUỐC LÁ NICOTIANA TABACUM TRÊN CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VE CHÓ RHIPICEPHALUS SANGUINEUS 2024-11-04T09:35:19+07:00 Phan Thị Tuyết Giang pttgiang@kgc.edu.vn <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu đánh giá tác dụng diệt ve của dung dịch nước thuốc lá Nicotiana tabacum trên ve chó Rhipicephalus sanguineus ở<br>các giai đoạn sinh trưởng được tiến hành trong điều kiện in vitro. Với phương pháp nhúng ve vào dung dịch thí nghiệm ở các nồng độ 25%, 50%, 75% và theo dõi sau 48 giờ, nghiên cứu đã tiến hành so sánh, đối chiếu với chế phẩm thương mại Hantox (hoạt chất Deltamethrine) và nước cất. Tất cả nồng độ của dung dịch nước thuốc lá Nicotiana tabacum đều có hiệu lực tiêu diệt ve ở các giai đoạn sinh trưởng (P &lt; 0,001). Nồng độ 25% có tỉ lệ chết là thấp nhất so với các nồng độ còn lại ở từng giai đoạn sinh trưởng và sau mỗi thời điểm tiếp xúc. Nồng độ 75% có thời gian gây chết 100% ve trưởng thành là 5,33 ngày, và tỉ lệ chết sau 48 giờ tiếp xúc là 72,22%. Dẫn xuất từ nước của lá thuốc lá Nicotiana tabacum cho thấy có tác dụng tiêu diệt ve và tiềm năng ứng dụng kiểm soát ve chó Rhipicephalus sanguineus.&nbsp;</span></p> 2024-09-30T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024